Bài viết xem nhiều
Đang cập nhật bài viết
Bạn đã xem
Vợt bóng bàn các loại gỗ tốt nhất, Cách mua vợt bóng bàn loại tốt có chọn lọc
Tìm hiểu về vợt bóng bàn, cốt và mặt vợt.
Vợt bóng bàn là dụng cụ quan trọng và cần thiết phải có để tham gia tập luyện, thi đấu bóng bàn. Hiện nay, vợt bóng bàn gồm có hai loại đó là vợt dán sẵn và vợt bóng bàn tự dán. Với vợt bóng bàn tự dán thì bạn mua riêng cốt vợt + mặt vợt và sau đó dùng keo chuyên dụng để dán lại thành một cây vợt hoàn chỉnh. Trên thực tế, vợt dán sẵn thường phù hợp sử dụng cho người mới chơi bóng bàn và với người chơi lâu năm hoặc VĐV thì họ thường lựa chọn vợt tự dán. Một số thông tin hay cần biết khi tìm hiểu về vợt bóng bàn gồm:
- Cốt vợt & mặt vợt bóng bàn là những phụ kiện dùng để tạo nên một cây vợt bóng bàn chuyên nghiệp, phù hợp cho lối đánh riêng. Cốt vợt bóng bàn thường được làm từ các lớp gỗ chuyên dụng hoặc kết hợp gỗ với Carbon. Mặt vợt bóng bàn được làm từ mút (có gai hoặc không gai). Khi chọn mua cốt vợt bóng bàn các thông số cần phải quan tâm đó là loại (Off, Off+, Off-), tốc độ, kiểm soát, độ dày, cấu tạo (bao nhiêu lớp và bao gồm những lớp gì) và trọng lượng cốt vợt. Với mặt vợt bóng bàn, bạn cần quan tâm tốc độ, độ xoáy, độ cứng và độ dày...
- Về giá bán, cốt vợt & mặt vợt bóng bàn được bán ra với rất nhiều thương hiệu và giá thành khác nhau. Các thương hiệu uy tín, được sử dụng nhiều nhất hiện nay có thể kể đến gồm Butterfly, Yasaka, Stiga, DHS, 729...
Cấu tạo của vợt bóng bàn.
Theo các chuyên gia bóng bàn, vợt bóng bàn được cấu tạo từ 2 phần chính đó là mặt vợt và cốt vợt. Cụ thể như sau:
- Cốt vợt: Trong luật bóng bàn quốc tế có quy định, 85% cốt vợt phải được sản xuất từ chất liệu gỗ và thông thường, một cốt vợt bóng bàn bao gồm từ 1-7 lớp gỗ ghép lại. Vợt bóng bàn có nhiều loại cốt vợt khác nhau và tùy vào số lượng lớp gỗ, độ dày, độ cứng hay độ phân bổ của chất liệu mà nó sẽ tạo nên những tính chất khác biệt của mỗi cốt vợt. Thực tế, cốt vợt bóng bàn thường được làm bằng các chất liệu gỗ như sau:
+ Gỗ Yellow Aningre: Chất liệu này có độ kiểm soát tốt, mang đến cảm giác mềm và phù hợp với trường phái công thủ toàn diện.
+ Chất liệu phụ gia Carbon: Giúp gia tăng tốc độ trong những cú đánh.
+ Chất liệu phụ gia Arylate: Nhằm mở rộng vùng hồng tâm chuẩn xác trên mặt vợt.
+ Chất liệu gỗ Ayous: Nó có trọng lượng nhẹ, chắc thịt và phù hợp với lối đánh đôi công cận bàn.
+ Chất liệu gỗ Koto: Thường được dùng ở lớp ngoài để tăng độ cứng, độ nảy cho cây vợt.
+ Chất liệu gỗ Bass: Được sử dụng phổ biến nhất do giá thành thấp và giúp tăng độ kiểm soát khi chơi.
+ Chất liệu gỗ Limba: Tạo cảm giác mềm, bám bóng, có độ kiểm soát cao và đây là loại gỗ chế tạo vợt truyền thống cho vận động viên Châu Âu ưa chuộng kỹ thuật giật bóng xa bàn.
+ Chất liệu gỗ Cypress: Đây là loại gỗ chế tạo vợt truyền thống cho vận động viên Châu Á ưa chuộng kỹ thuật tấn công nhanh, cảm giác mềm và có tốc độ khá cao.
+ Chất liệu gỗ Planchonello: Thường dùng ở lớp ngoài và nó có tác dụng giúp tăng tốc độ bóng, rất phù hợp cho lối chơi tấn công.
- Mặt vợt bóng bàn: Mặt vợt chủ yếu được là từ cao su và được dán một lớp mút gai thuận hoặc ngược, tùy vào sở thích cũng như sở trường, kỹ thuật chiến thuật của mỗi VĐV bóng bàn.
Kinh nghiệm chọn mua vợt bóng bàn.
Việc chọn cho mình một cây vợt bóng bàn phù hợp với lối đánh và sử dụng được lâu dài là điều không hề đơn giản. Thực tế, để mua vợt tự dán thì bạn phải dựa vào lối chơi của mình để chọn vợt có tốc độ, độ kiểm soát bóng hay độ cứng phù hợp. Cách lựa chọn này có lẽ chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn ở một chủ đề khác. Và trong phần tiếp theo này, thethaominhtoan.vn sẽ hướng dẫn bạn cách chọn vợt bóng bàn dán sẵn, bạn có thể tham khảo để áp dụng mua vợt cho mình nhé !
1. Kiểm tra độ phẳng cốt vợt.
Độ phẳng của cốt vợt là yếu tố rất quan trọng để đánh giá chiếc vợt bóng bàn chất lượng. Khi mua vợt, bạn cần kiểm tra thật kỹ, tránh mua phải vợt bị cong vênh, ảnh hưởng đến hiệu quả tập luyện bóng bàn của mình. Nguyên nhân vợt bị cong vênh có thể do thời tiết khiến chất liệu gỗ bị giãn nở hoặc do quá trình vận chuyển. Khi nhận thấy cốt vợt bóng bàn không được phẳng, bạn cần đổi cái khác ngay. Cách nhận biết cốt vợt có bị cong vênh hay không, bạn đặt vợt bóng bàn lên một mặt kính phẳng và kiểm tra thật kỹ.
2. Kiểm tra trọng lượng vợt.
Vợt bóng bàn bán trên thị trường có độ dày và trọng lượng khác nhau. Tùy vào sở thích, khả năng tập luyện của từng người, bạn sẽ chọn loại vợt bóng bàn có trọng lượng và độ dày thích hợp. Về cơ bản, trọng lượng và độ dày vợt sẽ tỉ lệ thuận với nhau. Trọng lượng càng nặng thì vợt càng dày và trọng lượng càng nhẹ thì vợt càng mỏng. Dù nặng hay nhẹ, cốt vợt bóng bàn đều phải đảm bảo tiêu chuẩn phẳng và cứng. Theo các vận động viên bóng bàn, bạn nên chọn vợt bóng bàn có trọng lượng nặng vừa phải, tạo cảm giác đằm tay trong quá trình tập luyện.
3. Xem tướng của cây vợt.
Đối với phần này, kinh nghiệm lựa chọn vợt bóng bàn phụ thuộc vào cảm quan của mỗi người. Các loại vợt bóng bàn hiện nay thường được làm bằng các miếng gỗ nhỏ ghép với nhau tạo thành miếng gỗ lớn. Khi mua vợt bóng bàn, bạn nên chọn vợt bóng bàn có các miếng gỗ nối khít và đối xứng nhau. Ngoài ra, bạn nên để ý vân gỗ, mỗi loại gỗ khác nhau sẽ có đặc điểm khác nhau. Đa số mọi người đều thích vợt bóng bàn có vân gỗ sắc nét, rõ ràng, trông đẹp mắt.
Cách bảo quản vợt bóng bàn.
Vợt bóng bàn là "vũ khí chiến đấu" tuyệt vời của các vợt thủ bóng bàn. Chính vì thế, hầu hết người chơi bóng bàn đều rất yêu quý và bảo vệ dụng cụ này rất cẩn thận. Vậy, bạn đã biết cách bảo quản vợt bóng bàn tốt nhất của các vợt thủ chưa? Nếu chưa, hãy cùng khám phá cách bảo quản vợt bóng bàn cụ thể sau đây nhé !
- Cách bảo vệ phần mặt vợt.
Sau khi sử dụng vợt bóng bàn xong, bạn cần lấy một miếng khăn vải mềm để lau các vết bẩn dính trên mặt vợt. Để lau mặt vợt, bạn nên sử dụng nước vệ sinh vợt chuyên dụng có bán tại các cửa hàng thể thao hoặc sử dụng các loại nước không chứa Clo. Như chúng ta đã biết, mặt vợt bóng bàn chủ yếu được làm bằng chất liệu cao su nên bạn không nên sử dụng các loại hóa chất tẩy rửa mạnh, sẽ dễ làm mòn và làm mốc mặt vợt.
Sau khi mặt vợt được lau thật sạch, bạn nên để khoảng 30 phút để vợt khô hẳn. Bạn nên tránh để vợt bóng bàn ở gần các nguồn điện như máy tính, bóng đèn điện,... Khi vợt bóng bàn đã khô, bạn có thể lấy miếng bảo vệ vợt được bán ngoài cửa hàng thể thao, đem ốp vào mặt mút của vợt nhằm tránh mút tiếp xúc với không khí, giúp mặt mút của vợt không bị oxy hóa, phòng ngừa mặt vợt bị mốc và trầy xước.
- Cách bảo vệ phần cốt vợt.
Ở phần cốt vợt bóng bàn thì vị trí tay cầm là nơi thường bị dính mồ hôi tay và các chất kết dính, rất dễ bắt bụi. Để vệ sinh bộ phận này, bạn nên lấy một chiếc khăn ẩm và thấm cồn rồi lau đều lên phần tay cầm của cốt vợt. Sau đó, bạn chờ một lúc cho cồn bay hơi thì ta có thể cất dụng cụ đi để lần sau sử dụng sạch sẽ, không có mùi. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng nước vệ sinh vợt để lau phần cốt vợt. Bạn cần chú ý bảo quản phần cốt vợt ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, tránh tiếp xúc với các chất nóng. Sự tác động của nhiệt độ cao sẽ làm cốt vợt của bạn bị nứt ra, khiến vợt bóng bàn nhanh bị hỏng.
- Nên mua bao đựng vợt.
Để bảo quản vợt bóng bàn tốt nhất, bạn nên mua bao đựng vợt. Sau khi sử dụng xong, vệ sinh dụng cụ sạch sẽ, khô ráo, bạn nên bỏ vợt bóng bàn vào trong bao đựng, vừa giúp bảo quản vợt không bị va đập hư hại, vừa giúp tránh được điều kiện ẩm mốc của môi trường.
Mua vợt bóng bàn, cốt và mặt vợt ở đâu?
Liên hệ với chúng tôi
⇒ Liên hệ tư vấn và mua hàng: Mr Khánh: 0946169876
⇒ Hoặc chat zalo ở ô bên cạnh để nhận báo giá, Thể Thao Minh Toàn sẽ gọi điện trực tiếp đến quý khách. Xin trân trọng cảm ơn!
⇒ Địa chỉ: 61, Trần Quang Diệu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội